banner

BÁO CÁO ĐỘC QUYỀN: CƠ HỘI CHU KỲ MỚI

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ: NHẬN ĐỊNH CỦA AN HƯNG CAPITAL TỪ 2022

Từ đầu năm 2022, An Hưng Capital đã đưa ra nhận định về khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh trung hạn (downtrend), dựa trên hệ thống tín hiệu liên thị trường nội bộ của An Hưng Capital đạt điều kiện.

Hình 1. Bài viết của Anh Đặng Thế Vĩnh Kim – Founder An Hưng Capital, trên trang cá nhân facebook ngày 18/02/2022

Một trong những tín hiệu rõ ràng và dễ tiếp cận nhất được chỉ ra là xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của giá vàng. An Hưng Capital đã khuyến nghị rằng vàng là tài sản còn chu kỳ tăng trưởng dài nhất kể từ thời điểm đó, với mục tiêu trung hạn cho tỷ suất sinh lời tối thiểu khoảng 100%. Đến nay, xu hướng đó đã hiện thực hóa. Tuy nhiên, theo đánh giá, mức độ hấp dẫn về tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro của vàng sẽ giảm dần trong tương lai gần khi so với các tài sản sắp bước vào giai đoạn tạo đáy của chu kỳ mới.

Hình 2. Bài viết ngày 08/03/2022 được chia sẻ lại vào ngày 02/11/2024

Đầu năm 2023, An Hưng Capital đã đưa ra đánh giá thị trường chứng khoán Mỹ sẽ còn tiếp tục vượt đỉnh. Và đến giữa năm 2024, một lần nữa An Hưng Capital đã cảnh báo về khả năng tạo đỉnh của chứng khoán Mỹ và sự đồng thuận của các thị trường, đánh dấu kết thúc chu kỳ tăng dài từ 2009 đến 2025.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào xu hướng giảm sớm hơn. Chỉ số VN Index chạm vùng 1.300 điểm – vốn được An Hưng Capital xem là vùng kháng cự mạnh tương tự giai đoạn năm 2019. Từ đó, chỉ số này đã bước vào nhịp điều chỉnh cuối cùng, đánh dấu kết thúc chu kỳ giảm kéo dài ba năm.


 

TẠI SAO ĐỢT GIẢM GIÁ NÀY LẠI LÀ CƠ HỘI LỚN?

Đợt phản ánh rủi ro hiện tại trên các thị trường tài chính toàn cầu bắt nguồn từ chính sách thuế quan mới được công bố bởi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là một phần trong chiến lược đã được lên kế hoạch từ giai đoạn tranh cử.

Mặc dù chính sách này có thể tạo ra tác động mang tính hệ thống đến chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng bản chất của nó vẫn mang yếu tố chủ quan và có khả năng điều chỉnh linh hoạt theo định hướng chính trị. Khi thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm mạnh, áp lực từ dư luận trong nước và quốc tế sẽ ngày càng tăng lên đối với người khởi xướng chính sách. Điều này tạo ra động lực để chính quyền Trump 2.0 sớm đạt được những kết quả đàm phán chiến lược trong giới hạn của một phép thử kiểm soát tình hình, trước khi đưa mọi thứ trở lại điểm cân bằng mới.

Về phía các đối tác thương mại, có thể phân thành hai nhóm phản ứng:

  • Nhóm cứng rắn: Gồm các quốc gia như Canada, Mexico, Brazil, EU và Trung Quốc – có xu hướng không nhượng bộ và sẵn sàng áp dụng biện pháp đáp trả; và
  • Nhóm linh hoạt: Gồm phần lớn các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam – thể hiện thiện chí đối thoại và nhanh chóng bước vào quá trình đàm phán.

Rõ ràng, sự bất ngờ trong mức thuế quan công bố ngày 02/04/2025 nhằm tạo lợi thế đàm phán với nhóm thứ hai, giúp Mỹ nhanh chóng đạt được kết quả để làm cơ sở đàm phán tiếp theo với các đối tác lớn hơn, đồng thời trấn an tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Như vậy, việc đạt được thỏa thuận không chỉ là mục tiêu của phía Việt Nam, mà còn là nhu cầu chính trị và kinh tế của chính quyền Mỹ.

Khi mặt bằng định giá của thị trường và các tài sản trở về vùng đáy lịch sử, sự cộng hưởng giữa chính sách tài khóa và tiền tệ có thể tạo ra hiệu ứng phục hồi mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam tận dụng ba yếu tố thuận lợi:

  • Thiên thời: Sự khởi đầu của một chu kỳ mới.
  • Địa lợi: Việt Nam sở hữu nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ với cấu trúc nội tại hấp dẫn.
  • Nhân hòa: Môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách kinh tế được thực thi hiệu quả.

ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KHI NÀO TẠO ĐÁY?

Một trong các tín hiệu cảnh báo quan trọng mà An Hưng Capital đã đề cập trong các báo cáo trước là chỉ số biến động (VIX) – hay còn gọi là chỉ số "sợ hãi" của thị trường Mỹ.

Trong những báo cáo trước, An Hưng Capital đã giải thích tín hiệu khi VIX duy trì ở mức thấp (dưới 11 điểm) trong thời gian dài và bắt đầu tăng trở lại, đây thường là dấu hiệu sớm của quá trình phân phối và tạo đỉnh trên thị trường Mỹ. Hiện tại, theo mô hình thống kê nội bộ, vùng tạo đáy dài hạn của chứng khoán Mỹ có thể xảy ra khi VIX tiến lên vũng trên 80 điểm – mức cực đoan có thể đẩy lên mức cao nhất và điên rồ, nhưng thường trôi qua rất nhanh. Đây sẽ là lúc mà thông điệp của Ngài Warren Buffett trở nên đúng nhất:

Hãy tham lam, khi người khác sợ hãi.”

Biểu đồ 1. Biểu đồ chỉ số VIX SP500 (Nguồn: Investing)

Vậy định giá thị trường khi nào thì đủ rẻ?

  • Định giá theo chỉ số PE (Giá thị trường/Thu nhập của mỗi cổ phiếu):

Chỉ số PE toàn thị trường Việt Nam đang ở quanh mức 12 lần, trong khi đó PE ở những vùng đáy hay chân sóng lịch sử trong mười năm qua bắt đầu từ dưới 10 lần.

Giả định kết quả kinh doanh (KQKD) quý II/2025 không biến động lớn, vùng định giá hợp lý theo mặt bằng PE sẽ tương ứng với VN Index khoảng 1.000 điểm.

Tuy vậy, trong kịch bản cơ sở xác suất với mức thuế quan mới từ Mỹ là 10-20% tác động tiêu cực đến KQKD quý II/2025 làm giảm đến 20-30%, tương ứng với mức giảm tăng trưởng GDP có thể 1-2 điểm phần trăm. Trong trường hợp đó, mức PE hợp lý quanh 10 của thị trường sẽ tương ứng VN Index vùng 700 - 800 điểm.

Biểu đồ 2. Biểu đồ PE toàn thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: DNSE)

  • Định giá theo chỉ số PB (Giá thị trường/Giá sổ sách):

Bên cạnh đó, tổng vốn hóa thị trường hiện tại đang tiến gần mức tổng doanh thu toàn thị trường – tương đương vùng đáy cuối năm 2022.

Xét tới khả năng tác động trong quý II/2025 này, mức đáy dài hạn của vốn hóa thị trường trong năm cũng có khả năng tương đương VN Index vùng 750 điểm. Ở vùng này, chỉ số PB toàn thị trường sẽ tiệm cận mức 1, thấp hơn cả vùng đáy 1.4 đã từng xuất hiện trong năm 2020 và 2022. Đây là vũng định giá “hiếm có”, mở ra cơ hội sở hữu các doanh nghiệp có giá trị tài sản vững chắc.

Biểu đồ 3. Biểu đồ PB toàn thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: DNSE)

Phân tích kỹ thuật: Mô hình và vùng hỗ trợ dài hạn

Trong các bài viết thuộc chuỗi “Kết thúc hay Khởi đầu”, An Hưng Capital đã đề xuất mẫu hình Nêm tăng (Rising Wedge) – một dạng phân kỳ thường dẫn đến xu hướng giảm sau đó. Và VN Index đã thực sự hoàn thành mẫu hình này.

  • Với mẫu hình thông thường: vùng giá mục tiêu là khoảng 1.000 điểm.
  • Với mô hình mở rộng: chỉ số có thể lùi sâu về vùng hỗ trợ kỹ thuật 800 điểm.

Cả hai vùng giá trên đều trùng khớp với vùng định giá hấp dẫn theo phân tích cơ bản, tạo nền tảng đáng tin cậy cho xác lập đáy dài hạn theo mẫu hình phân tích kĩ thuật.

Biểu đồ 4. Đồ thị VN Index qua phân tích kỹ thuật của An Hưng Capital

Độ rộng thị trường: Tín hiệu xác nhận đáy

Một tín hiệu để xác định đáy quan trọng nữa của thị trường sẽ là độ rộng thị trường - đo bằng tỷ lệ cổ phiếu nằm trên đường trung bình 200 ngày (MA200). Đây là một trong những chỉ báo được An Hưng Capital ưu tiên sử dụng trong các chiến lược lựa chọn cổ phiếu, khi độ rộng luôn nói thật về xu hướng thị trường.

Trong trường hợp sắp tới, đáy dài hạn của VN Index có thể xuất hiện khi chỉ báo độ rộng dài hạn, tỷ lệ cổ phiếu trên MA200 trên toàn thị trường giảm về vùng đáy dưới 10%. Và khi ngay cả những cổ phiếu có nền tảng tốt, cổ tức tiền mặt cao từ 10–15%/năm cũng bị bán tháo – đó là thời điểm thị trường rơi vào trạng thái "quá bán toàn diện", thường đánh dấu điểm đảo chiều mạnh mẽ, nghĩa là cơ hội gia tăng tài sản khổng lồ đã mở ra cho chu kỳ tăng trưởng mới.

Biểu đồ 5. Độ rộng của thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: DNSE)

Dữ liệu kinh tế vĩ mô: GDP quý I/2025

Tăng trưởng GDP quý I/2025 của Việt Nam đạt 6.93% là mức khá tích cực trong bối cảnh thị trường tài chính biến động. Tuy nhiên, quan sát dữ liệu quá khứ phản ánh ở biểu đồ tăng trưởng GDP hàng quý dưới đây, các đợt giảm trên thị trường đều được phản ánh cùng sự chậm lại của tăng trưởng GDP, ví dụ các đỉnh tăng trưởng GDP trước lần lượt ở quý IV/2007, quý III/2019, quý II/2021 và quý III/2022, còn cụ thể ở thời điểm này là GDP quý IV/2024 tăng 7.55% - cao hơn mức quý I/2025.

Điều này cũng hợp lý khi GDP là dữ liệu quá khứ được công bố sau một quý, nên việc đánh giá kỳ vọng sau khi dữ liệu được công bố sẽ có độ trễ lớn. Do đó, cần cẩn trọng khi đánh giá GDP như một chỉ báo dẫn dắt thị trường – bởi yếu tố độ trễ khiến chỉ báo dạng này sẽ đi sau khi giá và không thể dùng để xác định đáy theo thời gian thực.

Biểu đồ 6. Biểu đồ tăng trưởng GDP năm của Việt Nam (Nguồn: Tradingeconomics)

KẾT LUẬN

 Với những tín hiệu định lượng và phân tích liên thị trường đã trình bày trong báo cáo này, An Hưng Capital nhận thấy thị trường đang dần hội tụ đầy đủ các điều kiện để hình thành vùng đáy dài hạn – là tiền đề cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

  • Các chỉ số định giá (PE, PB) đã tiệm cận vùng hấp dẫn nhất trong một thập kỷ qua.
  • Các chỉ báo kỹ thuật và độ rộng thị trường cho thấy trạng thái bán tháo đã lan rộng tới các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt.

Yếu tố vĩ mô và chính sách quốc tế đang bước vào giai đoạn điều chỉnh, mở ra khả năng hồi phục trong trung – dài hạn.

Đây là giai đoạn mà nhà đầu tư có thể bắt đầu chuẩn bị chiến lược tích sản và lựa chọn cổ phiếu một cách thận trọng nhưng chủ động, thay vì bị cuốn vào dòng tin tức rối loạn và cảm xúc từ đám đông.

Những tài sản quốc gia, tài sản chất lượng với mức chiết khấu cao, những cổ máy siêu cổ tức, hay những doanh nghiệp đã qua đáy thành công, cơ sở tăng trưởng trở lại mà không chịu tác động từ các chính sách nước ngoài sẽ tiếp tục được An Hưng Capital cập nhật trong các báo cáo tiếp theo gửi đến Quý Nhà đầu tư, bao gồm danh mục cổ phiếu tiềm năng, báo cáo định giá chuyên sâu và chiến lược giải ngân tối ưu cho từng giai đoạn thị trường.

Hãy yên tâm đồng hành cùng An Hưng Capital trong hành trình tạo dựng giá trị dài hạn và xây dựng di sản tài chính bền vững xứng tầm.

Tin liên quan